Vay tín chấp là gì? Lãi suất & thủ tục cho vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức vay mà bạn không cần có tài sản để thế chấp vẫn có thể vay vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể vay tín chấp. Chưa kể, nếu không thật sự am hiểu thì rất dễ vướng phải các rắc rối về pháp lý. Vậy cụ thể, vay tín chấp là gì? Quy định về lãi suất, hồ sơ, thủ tục cho vay tín chấp hiện nay như thế nào? Hãy cùng US Vietnam Trade Council tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hay người bảo lãnh. Điều đó có nghĩa, người vay không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào mà chỉ cần chứng minh được độ uy tín của bản thân và năng lực trả nợ đối với bên cho vay, thông qua các loại giấy tờ theo yêu cầu của đơn vị tài chính.
Hình thức vay tín chấp thường được các công ty cầm đồ, công ty tài chính và ngân hàng hỗ trợ. Thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 – 60 tháng với hạn mức dao động từ 10 – 500 triệu đồng.
Bên cạnh đó, một số các đơn vị tài chính cũng cho phép khách hàng vay tín chấp online, giải ngân trong ngày với hạn mức tối đa dao động từ 10 – 20 triệu đồng.
Các hình thức cho vay tín chấp
Các hình thức vay tín chấp được phân loại dựa trên 3 tiêu chí: Giấy tờ vay, đối tượng vay và mục đích sử dụng vốn vay.
Phân loại theo giấy tờ vay
Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn, các đơn vị tài chính đã liên tục phát triển và cho ra đời nhiều sản phẩm vay đa dạng. Dựa trên loại giấy tờ vay thì hiện đang có tổng cộng 5 gói vay phổ biến nhất, cụ thể như sau:
- Vay tín chấp bằng CMND là gói vay phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Chỉ với CMND/CCCD còn hiệu lực, người vay có thể đăng ký vay bất kỳ lúc nào tại các app vay tiền online uy tín. Hạn mức cho gói vay dao động từ 1 – 15 triệu.
- Vay tín chấp theo lương là hình thức vay mà người vay chỉ cần chứng minh được mình có thu nhập ổn định thông qua bảng lương (nhận lương tiền mặt) hoặc sao kê lương (nhận lương chuyển khoản) theo quy định của bên cho vay. Khoản vay theo lương có thể gấp 5 – 6 lần mức thu nhập của người vay.
- Vay tiền bằng bảo hiểm nhân thọ chỉ áp dụng cho các đối tượng tham gia đóng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lực từ 1 năm trở lên và đã được đóng phí ít nhất từ 3 – 6 tháng (tùy quy định của đơn vị tài chính). Hạn mức cho gói vay thường gấp 10 lần so với bảo phí.
- Vay theo hóa đơn tiền điện là hình thức hỗ trợ vay vốn mà các đơn vị tài chính sẽ dựa trên hóa đơn tiền điện để đánh giá và đưa ra đề xuất vay phù hợp cho khách hàng. Hóa đơn tiền điện càng cao thì số tiền có thể vay sẽ càng lớn, thường dao động từ 10 – 50 triệu.
- Vay tiền bằng đăng ký xe máy. Với hình thức này bạn có thể vay bằng cavet chính chủ và không chính chủ. So với gói vay bằng cavet chính chủ thì vay bằng giấy tờ xe không chính chủ ít được các đơn vị tài chính hỗ trợ hơn. Thông thường vay theo cavet xe máy có hạn mức khá thấp chỉ khoảng trên dưới 30 triệu.
- Vay theo cavet ô tô có thủ tục tương tự như vay theo cavet xe máy. Khi vay theo hình thức này, bạn có cơ hội vay với hạn mức lớn lên đến 500 triệu đồng.
Phân loại theo đối tượng vay
Dựa trên nhóm đối tượng, gói vay tín chấp được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm:
- Vay tín chấp cá nhân là gói vay phục vụ cho các mục đích chi tiêu – mua sắm cá nhân như mua nhà, mua xe, mua điện thoại, đi du lịch, chữa bệnh,…
- Vay tín chấp doanh nghiệp được phát triển nhằm phục vụ cho việc thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Thường các khoản vay này được dùng để mua sắm các loại tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư,…
Phân loại theo mục đích vay
Theo mục đích vay, khoản vay tín chấp được biết tới với 3 loại hình thức vay chính, bao gồm:
- Vay tín chấp tiêu dùng phục vụ cho mục đích chi tiêu – mua sắm cho các sinh hoạt của cá nhân và gia đình.
- Vay tín chấp doanh nghiệp là hình thức vay dành cho các đối tượng là khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay để gia tăng vốn đầu tư – kinh doanh.
- Vay tín chấp mua hàng trả góp thường được lựa chọn bởi các đối tượng có nhu cầu mua trả góp các sản phẩm điện máy, sản phẩm công nghệ. Thông thường người mua hàng sẽ không phải trả toàn bộ số tiền của món hàng một lần. Thay vào đó, chỉ cần trả trước từ 10 – 50% giá trị, phần còn lại sẽ được bên cho vay trả hộ. Sau đó, khách hàng sẽ phải tất toán số tiền này vào cuối kỳ hạn ký kết.
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Để tiện theo dõi và dễ dàng hiểu rõ về sự khác nhau của vay thế chấp và vay tín chấp, mời bạn tham khảo bảng dưới đây:
Tiêu chí | Vay thế chấp | Vay tín chấp |
Đặc điểm | Người vay bắt buộc phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp khi vay vốn như đất, nhà, xe, sổ tiết kiệm… | Người vay không cần thế chấp tài sản, chỉ cần chứng minh được uy tín và khả năng trả nợ. |
Lãi suất | Thấp hơn (dưới 15%/năm) | Cao hơn (khoảng 17 – 20%/năm). |
Hạn mức gói vay | Phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo, khoảng 70 – 80% giá trị tài sản. | Phụ thuộc vào lịch sử tín dụng, uy tín và khả năng trả nợ. Hạn mức dao động từ 10 – 500 triệu đồng. |
Kỳ hạn gói vay | Có thể kéo dài lên đến 20 năm (tùy mục đích vay). | Vay ngắn hạn trong 30 ngày hoặc có thể trả góp tối đa 48 tháng. |
Cách thức đăng ký | Người vay phải đến trực tiếp đơn vị cho vay để đăng ký vay. | Người vay có thể linh động lựa chọn phương thức đăng ký offline hoặc online 100%. |
Hồ sơ, thủ tục đăng ký | Phức tạp, người vay cần chuẩn bị nhiều giấy tờ rườm rà. | Đơn giản và nhanh gọn hơn. |
Thời gian xét duyệt | Từ 5 – 10 ngày tính từ lúc nhận đủ hồ sơ. | Thời gian xét duyệt nhanh chóng, thường chỉ mất khoảng 1 – 2 ngày. |
Hoạt động giải ngân | Thường được giải ngân thành nhiều giai đoạn. | Giải ngân toàn bộ khoản vay chỉ sau vài tiếng kể từ khi ký kết hợp đồng vay thành công. |
Rủi ro |
|
Bên cho vay đối mặt với rủi ro mất tiền khi người vay có ý định bùng nợ. |
Quy định lãi suất vay tín chấp
Hình thức vay tín chấp có rủi ro rất lớn đối với bên cho vay. Do vậy, mức lãi suất được áp dụng thường là khá cao, cao hơn gói vay thế chấp. Trong đó, mức lãi suất cụ thể sẽ được xác định dựa trên rất nhiều yếu tố. Điển hình như:
- Chính sách của đơn vị cho vay
- Cung cầu vốn thị trường
- Nhu cầu và mục đích vay vốn
- Mức độ uy tín của người vay…
Theo quy định khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, bên cho vay và bên có nhu cầu vay được toàn quyền thỏa thuận về mức lãi suất. Song cần đảm bảo mức lãi suất được áp dụng nằm trong khung lãi suất đã được thống nhất trong toàn hệ thống. Ở thời điểm hiện tại, khung lãi suất đang dao động từ 17 – 20%/năm.
Lợi ích và rủi ro khi vay tín chấp
Bạn đang cần tiền gấp nhưng không muốn thế chấp tài sản? Vậy thì vay tín chấp sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Tuy nhiên, một khi đã tham gia gói vay này, bạn phải chấp nhận đánh đổi một số yếu tố. Để biết chi tiết, mời bạn theo dõi phần nội dung ngay sau đây.
Lợi ích
- Không cần cầm cố tài sản, không cần có người bảo lãnh khoản vay.
- Điều kiện tham gia gói vay dễ dàng. Thông thường chỉ cần nằm trong độ tuổi từ 18 – 60, có thu nhập ổn định tối thiểu 3 triệu/tháng.
- Hồ sơ vay đơn giản. Phần lớn các công ty tài chính chỉ yêu cầu CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú/KT3, cavet xe và một số giấy tờ chứng minh thu nhập như sao kê lương, bảng lương, hóa đơn điện nước, hóa đơn thanh toán bảo hiểm định kỳ…
- Quy trình đăng ký, xét duyệt và giải ngân được rút ngắn tối đa, thường chỉ mất khoảng 1 – 2 ngày làm việc.
- Hình thức vay đa dạng, người có nhu cầu vay vốn có thể chủ động lựa chọn gói vay phù hợp nhất.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu cần tiền gấp từ 500k đến hàng trăm triệu đồng.
- Nhiều đơn vị hỗ trợ, từ ngân hàng đến các công ty tài chính.
Rủi ro
- Lãi suất cao hơn so với hình thức vay thế chấp, dao động từ 17 – 20%/năm.
- Hạn mức vay bị hạn chế hơn so với gói vay có cầm cố tài sản. Thông thường tối đa khoảng 10 – 20 triệu tại các app vay tiền online, 20 – 500 triệu tại các công ty tài chính/ngân hàng.
- Yêu cầu cao về lịch sử tín dụng và độ tín nhiệm của người vay.
- Có nguy cơ vay nhầm phải các app tín dụng đen, lãi suất cắt cổ.
Điều kiện vay tín chấp
So với vay thế chấp, điều kiện để tham gia gói vay tín chấp đơn giản hơn nhiều, nhất là khi tham gia vay tại các công ty tài chính. Điều kiện vay tín chấp cụ thể như sau:
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại khu vực được đơn vị tài chính hỗ trợ vay vốn.
- Độ tuổi từ 18 – 60 tuổi.
- CMND/CCCD không rách, không mờ và còn hiệu lực.
- Có công việc và thu nhập ổn định tối thiểu 3 triệu/tháng.
- Một số tổ chức yêu cầu người vay không có nợ xấu tại một tổ chức tín dụng nào.
Thủ tục hồ sơ vay tín chấp
Nếu đang có nhu cầu vay tín chấp, bạn cần chuẩn bị kỹ các loại hồ sơ sau, cũng như nắm rõ quy trình của hình thức vay vốn này.
Hồ sơ cơ bản bao gồm:
- Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu/Giấy tạm trú/KT3).
- Loại giấy tờ tùy theo gói vay (Hợp đồng lao động, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, sao kê lương/bảng lương, cavet xe máy, hóa đơn dịch vụ,…).
- Đơn yêu cầu vay vốn theo mẫu của đơn vị cho vay.
Quy trình vay tín chấp:
- Bước 1: Gửi yêu cầu đăng ký vay cho Ngân hàng/Công ty tài chính.
- Bước 2: Đơn vị tài chính hỗ trợ tư vấn gói vay phù hợp nhu cầu và hướng dẫn người vay chuẩn bị hồ sơ, hoàn tất các thủ tục.
- Bước 3: Bên cho vay tiến hành xét duyệt hồ sơ vay và gửi thông báo kết quả đến người đăng ký vay.
- Bước 4: Trong trường hợp, hồ sơ vay đạt yêu cầu, đơn vị tài chính và người vay sẽ tiến đến bước ký kết hợp đồng vay vốn.
- Bước 5: Ngay sau khi hợp đồng ký kết thành công, đơn vị cho vay có nhiệm vụ giải ngân khoản vay theo đúng cam kết. Thường quy trình vay sẽ hoàn tất ngay trong ngày hoặc trễ nhất là từ 1 – 2 ngày làm việc.
Lưu ý khi vay tín chấp online
Vay tín chấp online chính là hình thức vay tiền chỉ cần CMND được các app/web cho vay tiền nhanh hỗ trợ. Cụ thể bạn chỉ cần CMND, ảnh chân dung là có thể đăng ký vay nhanh từ 10 – 20 triệu, chuyển khoản trong ngày về tài khoản ngân hàng.
So với hình thức vay tín chấp tại các công ty tài chính/ngân hàng thì hình thức vay tín chấp online qua các app dễ gặp rủi ro vay nhầm phải các app tín dụng đen. Ngoài ra, nếu không đủ am hiểu và không có kế hoạch dự phòng cho các rủi ro thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh “nợ chồng nợ”, thậm chí là các rắc rối về pháp lý.
Do đó, khi vay tín chấp online, bạn cần đặc biệt chú ý đến các lưu ý sau:
- Chỉ thực hiện vay tín chấp online tại các đơn vị có giấy phép kinh doanh, địa chỉ, cách thức liên lạc cụ thể.
- Tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân hoặc các đánh giá của những đối tượng đã vay tại các hội nhóm vay tiền online, để tìm ra ít nhất 3 – 5 đơn vị cho vay uy tín.
- Xem xét thật kỹ các thông tin về hạn mức, kỳ hạn, lãi suất, phí trả trước, phí trả chậm, các loại phí đi kèm khác… trước khi ký kết hợp đồng vay vốn.
- Theo dõi sát sao quá trình giải ngân và cách tính tiền lãi của bên cho vay.
- Bạn có thể cân nhắc đăng ký vay online tại 2 – 3 đơn vị cùng lúc để gia tăng vốn vay. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng thanh toán nợ.
- Nên có kế hoạch chi tiêu – trả nợ cụ thể trong suốt thời gian vay vốn. Tốt nhất nên cố gắng tất toán khoản nợ trước 2 – 3 ngày so với hạn tất toán đã cam kết.
- Nếu phát hiện bên cho vay có dấu hiệu lừa đảo thì phải ngay lập tức báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến hình thức vay tín chấp. Có thể thấy, vay tín chấp mang lại khá nhiều lợi ích đối với người đang có nhu cầu vay gấp, người không có tài sản để thế chấp. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích đó là sự tồn tại của “hàng tá” các rủi ro. Song, nếu bạn biết cách chủ động thì sẽ không có vấn đề gì.
Hy vọng qua bài viết, mọi người đã hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa vay tín chấp và thế chấp, cũng như biết được điều kiện, thủ tục, ưu điểm và hạn chế của hình thức vay này. Từ đó dễ dàng biết được mình có nên vay tín chấp hay không.