Nợ quá hạn là gì? Hậu quả và cách xử lý nợ quá hạn?

Tác giả: Thuỳ Duyên - Đăng ngày: 12/12/2022 - Cập nhật: 12/12/2022


Nợ quá hạn là gì? Liệu nợ quá hạn có phải là nợ xấu hay không? Tại bài viết dưới đây US Vietnam Trade Council sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về quy định, hậu quả cũng như cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng và các công ty tài chính. Mời bạn cùng theo dõi!

Nợ quá hạn là gì?

Dựa theo Thông tư 39/2016/TT – NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại điều 20 quy định về khoản vay quá hạn như sau:

“Khách hàng không thực hiện thanh toán các khoản vay đúng hạn như thỏa thuận và chủ nợ không chấp thuận sắp xếp lại các khoản trả nợ, họ sẽ chuyển nó thành nợ quá hạn và thông báo cho người vay. Số dư nợ gốc, thời hạn chuyển nợ quá hạn, lãi suất áp dụng cho số dư nợ gốc quá hạn đều nằm trong nội dung thông báo tối thiểu”.

Như vậy, hiểu đơn giản thì nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay cố tình do mất khả năng trả nợ hoặc quên không thanh toán tiền gốc và lãi theo đúng thời hạn đã thống nhất trên hợp đồng cho tổ chức tín dụng.

no qua han la gi

Một khi mắc nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng uy tín như công ty tài chính, ngân hàng thì điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông tin nợ quá hạn của bạn sẽ được lưu trong danh sách nợ xấu của Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC). Tùy thuộc vào thời gian trả trễ mà bạn quá trình vay vốn kế tiếp của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là bị các tổ chức tín dụng này từ chối duyệt hồ sơ.

Quy định về nợ quá hạn

Nợ quá hạn được chia thành 5 nhóm nợ chính bao gồm:

  • Nhóm 1: Các khoản nợ quá hạn từ 1 – 10 ngày.
  • Nhóm 2: Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Các khoản nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Các khoản nợ quá hạn từ 191 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Phân biệt các khoản nợ quá hạn

Nợ quá hạn có thể được phân thành hai loại như sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ phát sinh khi bạn thực hiện vay thế chấp tại tổ chức tín dụng. Đến kỳ hạn thanh toán nợ mà bạn không thanh toán thì tổ chức tài chính có thể thu hồi tài sản thế chấp.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo: Là khoản nợ mà người vay không có tài sản đảm bảo và chưa trả nợ khi đến hạn. Khi cho vay theo hình thức này, tổ chức tài chính có nguy cơ mất trắng, không thể thu hồi tiền gốc.

Hậu quả của nợ quá hạn

Khi bị liệt kê vào danh sách nợ quá hạn bạn sẽ phải đối mặt với các hậu quả như sau:

  • Bị phạt phí quá hạn rất cao: Thông thường các tổ chức tín dụng thường phạt khách hàng nợ quá hạn mức lãi suất rất cao, có thể lên đến gấp 150% so với lãi suất ban đầu. Nếu khách hàng trả trễ còn phải trả thêm nhiều khoản phí dịch vụ đi kèm khác.
  • Điểm tín dụng cá nhân bị ảnh hưởng: Mọi thông tin về khoản vay của bạn đều được ngân hàng lưu trữ. Một khi bạn đã từng thanh toán chậm trễ, thông tin của bạn sẽ được lưu trên CIC, theo đó mà mọi tổ chức tín dụng khác đều có thể tra được lịch sử tín dụng cá nhân trước đó của bạn. Thời gian thanh toán càng trễ, điểm tín dụng cá nhân của bạn càng giảm.
  • Khó khăn hoặc bị từ chối thẳng khi vay khoản vốn mới: Khi nợ quá hạn bị xếp vào nhóm 1 và nhóm 2, bạn vẫn được một số ngân hàng và công ty tài chính hỗ trợ vay vốn, tuy nhiên hạn mức vay và lãi suất có thể bị ảnh hưởng. Một khi bị liệt kê vào danh sách nợ nhóm 3 đến nhóm 5, đa số các ngân hàng đều từ chối duyệt hồ sơ vay của bạn.
  • Có thể bị khởi kiện: Phía tổ chức tài chính sẽ tiến hành khởi kiện khách hàng thanh toán trễ với tội danh lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản.

hau qua no qua han

Cách xử lý nợ quá hạn

Ngân hàng luôn muốn tìm cách thu hồi lại được khoản nợ quá hạn của khách hàng. Trong khi đó, khách hàng cũng luôn muốn tìm cách xử lý khoản nợ quá hạn này để tránh gặp phải các rắc rối sau này. Cụ thể cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng và khách hàng sẽ như sau:

1. Đối với ngân hàng

Để thu hồi được nợ quá hạn, ngân hàng thường thực hiện các biện pháp sau:

  • Đầu tiên, nhân viên sẽ gọi điện cho người vay để thông báo về khoản vay đã sắp đến/đã đến/đã quá hạn thanh toán.
  • Nếu khách hàng cố tình không thanh toán khoản nợ quá hạn, phía ngân hàng sẽ gọi điện tới cơ quan/công ty bạn đang làm việc để hỗ trợ ngân hàng thu nợ.
  • Nếu vẫn không nhận được sự hỗ trợ, ngân hàng sẽ bàn giao cho bên thứ 3 để thu hồi nợ.
  • Đưa ra tòa để giải quyết theo đúng pháp luật là cách xử lý nặng nhất đối với khách hàng nợ quá hạn trên 36 tháng, với khoản tiền vay lớn.
  • Lưu lịch sử nợ xấu trên CIC và hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay vốn sau này.

cach xu ly no qua han

2. Đối với khách hàng

Nếu chẳng may có một khoản vay tại ngân hàng và công ty tài chính đã quá hạn, để tránh phải đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng của nợ quá hạn, bạn có thể thực hiện theo các biện pháp dưới đây:

  • Thứ nhất, bạn hãy chủ động liên lạc với ngân hàng và trình bày về khó khăn tài chính đang gặp phải.
  • Tiếp theo, bạn hãy đưa ra bản kế hoạch trả nợ chi tiết và chứng minh rõ nguồn thu nhập có thể có trong tương lai, hoàn toàn có thể giải quyết được khoản nợ hiện tại.
  • Sau đó, ngân hàng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt cùng lãi suất hợp lý cho bạn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về nợ quá hạn là gì và một số hậu quả bạn sẽ phải gặp phải nếu không may nợ quá hạn. Nếu đang có kế hoạch vay vốn tại các tổ chức tài chính, bạn hãy lên kế hoạch trả nợ đúng hạn để tránh mắc phải nhé.

FAQ

1. Nợ quá hạn có phải nợ xấu không?

  • Các khoản nợ quá hạn được liệt kê từ Nợ nhóm 3, Nợ nhóm 4 và Nợ nhóm 5 được gọi là nợ xấu. 
  • Với các khoản nợ quá hạn thuộc Nợ nhóm 1 và Nợ nhóm 2 không được gọi là nợ xấu.

2. Nợ quá hạn là nhóm mấy?

Nợ quá hạn bao gồm tất cả các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.

3. Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ quá hạn trong vòng 36 tháng mà chủ thể không trả khoản nợ đó thì khách hàng có thể sẽ bị khởi kiện.

Tham vấn bởi: Giảng viên Trần Đức Trung

Học viện Tài Chính (Academy Of Finance)

Thông tin: Facebook | Website