Danh sách những App vay tiền bị bắt cần tránh xa mới nhất 2022

Tác giả: Thuỳ Duyên - Đăng ngày: 04/11/2022 - Cập nhật: 16/12/2022


Những năm gần đây các App vay tiền online mọc lên như “nấm sau mưa”. Tuy nhiên, trong số đó không phải đơn vị nào cũng uy tín, thậm chí còn có nhiều app lừa đảo khách hàng. Sau đây, USVTC sẽ tổng hợp danh sách những App vay tiền bị bắt cần tránh xa và chia sẻ cho bạn đọc dấu hiệu nhận biết các app vay tiền lừa đảo. Cùng theo dõi nhé!

Danh sách những app vay tiền bị bắt năm 2022

Hiện nay, có rất nhiều app vay tiền lừa đảo hoặc núp bóng tín dụng đen đã bị công an bắt. Sau đây, USVTC sẽ liệt kê những app vay tiền bị bắt mà mọi người cần tránh xa nhé.

1. CC Wallet 12. Smart Loan 23. TreeMoney 34. Tiendaytui
2. F458 13. Home Đồng 24. Tindung Easy 35. Vndong
3. VayDI 14. Money Top 25. VayCoNgay 36. Hitien
4. Post Vay 15. Beat Cash 26. Topvaynhanh 37. Zdong
5. Cashwagon 16. HanaDong 27. HomevayLOAN 38. Hvay
6. OkVay 17. OVay 28. Vayloanl 39. Dongvayonline
7. I Đồng 18. Money24/24 29. Ivayy 40. Vaynhanhtainha
8. Vay Tốc Độ 19. Sieuvay 30. Vaytiennhanh247 41. ABLoan
9. More Loan 20. ClickDong 31. Dongvay24 ….
10. VD Online 21. ClickDong 32. VayOkNgay
11. VnCard 22. VivaVayngay 33. Vaynhanhpro

Cụ thể: 

  • Vay tốc độ bị bắt do áp dụng mức lãi suất cắt cổ tới 200 – 300%.
  • V Đồng giải ngân không đúng khoản vay ghi trên hợp đồng vay, nhưng vẫn tính lãi suất theo số tiền vay trên hợp đồng/
  • VD online, Vay tốc độ, Moreloan bị Công an bắt vào ngày 20/4/2020.
  • CashVN, Ovay, vaynhanhpro, đây là các app vay tiền Trung Quốc có lãi suất cắt cổ 1570% – 2190%/năm, bị Công an Thành phố Hà Nội bắt vào ngày 27/5/2022.
  • Vndong, Hitien, Zdong, Hvay… bị Công an tỉnh Lào Cai bắt vào ngày 12/7/2022.
  • Vay nóng, uVay, 1vay, Idong… cũng là các App vay tiền Trung Quốc bị công an triệt phá năm 2022, khi hoạt động không có giấy phép và lãi suất cao. Nếu người vay không may vay 1 app, vài tháng sau lại phát hiện tên mình trong hợp đồng vay tại 16 App khác. 

Nguyên nhân các App vay tiền bị bắt?

Nhiều App vay tiền chợ đen “núp bóng” tổ chức tài chính uy tín đã bị cơ quan chức năng bắt giữ. Lý do bắt nguồn từ các hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật hoặc lãi suất vượt quá quy định của nhà nước… Cụ thể nguyên nhân các app vay tiền bị bắt chủ yếu là do:

nhung app vay tien bi bat

  • Hoạt động không có giấy phép kinh doanh hoặc các thông tin liên quan đến app không được công khai. Các thông tin về hạn mức, lãi suất, kỳ hạn vay không được minh bạch trong hợp đồng vay vốn.
  • Các App hoạt dộng với mục đích không rõ ràng, thường là rửa tiền bẩn hoặc kinh doanh thông tin cá nhân của khách hàng nhằm thu lợi bất chính…
  • Có lãi suất cho vay cao “cắt cổ”, vượt quá 20%/năm theo quy định của Nhà nước.
  • Đơn phương tăng lãi suất hoặc thay đổi điều kiện, kỳ hạn, lãi suất vay… nhưng không thông báo cho người vay.
  • Giải ngân không đủ số tiền vay trong hợp đồng, nhưng vẫn tính lãi suất dựa trên số tiền vay đã cam kết ban đầu.
  • Áp dụng các phương thức đòi nợ không được pháp luật cho phép, cụ thể như gọi điện khủng bố người vay, tạt sơn, sử dụng hành vi bạo lực, thuê giang hồ đòi nợ…

Các hình thức lừa đảo của các App vay tiền

Hình thức lừa đảo của các app vay tiền online đang ngày càng tinh vi hơn. Dưới đây là một số cách thức lừa đảo phổ biến mà bạn nên biết để chủ động hơn trước mọi rủi ro.

  • Lập các App vay tiền ảo

Đây là hình thức lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Lợi dụng nhu cầu vay tiền online nhanh của khách hàng, các đối tượng đã thành lập các app vay tiền ảo và tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dùng. Họ không hề giải ngân theo hợp đồng mà chỉ thu thập thông tin và bán cho bên thức 3 nhằm mục đích thu lợi bất chính.

  • Giải ngân không đúng số tiền

Rất nhiều app không tiến hành giải ngân đúng số tiền đã cam kết trong hợp đồng, nhưng họ vẫn tính lãi dựa trên dư nợ gốc trong hợp đồng. Đây là hình thức lừa đảo phổ biến nhất mà mọi người cần đặc biệt chú ý.

  • Yêu cầu cung cấp tài khoản iCloud

Một số app yêu cầu người vay phải cấp quyền truy cập iCloud, nếu muốn hồ sơ vay được duyệt nhanh. Khi iCloud đã nằm trong tay đối tượng xấu, chúng hoàn toàn có thể sử dụng để phục vụ mục đích tống tiền, nghiêm trọng hơn có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của người vay.

  • Lãi suất cao cắt cổ

Hầu hết người vay tiền không đọc kỹ lãi suất trước khi vay, nếu không may sẽ bị dính phải các app tính lãi suất cao cắt cổ. Lãi suất có thể lên hàng trăm, hàng nghìn %/năm. 

  • Yêu cầu chi trả nhiều khoản phí

Đây là hình thức lừa đảo rất nhiều người bị dính phải. Với chiêu trò đề nghị thanh toán phí hồ sơ/phí bảo hiểm khoản vay và cam kết chuyển khoản lại khi giải ngân. Điều này khiến nhiều người vốn đang túng thiếu lại càng túng thiếu hơn. Bởi, sau khi nhận được tiền, các tổ chức này sẽ ngay lập tức cắt đứt liên lạc và chiếm dụng số tiền bất hợp pháp.

Dấu hiệu nhận biết các App vay tiền lừa đảo

Khi có nhu cầu vay tiền online, bạn cần đề cao cảnh giá để tránh rơi vào những app lừa đảo và tuyệt đối không vay tiền tại những app có một trong các dấu hiệu sau:

1. Không công khai lãi suất khoản vay

Những đơn vị mập mờ về thông tin khoản vay không bao giờ là sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Bạn chỉ nên đăng ký vay tại các app vay tiền uy tín, có thông tin rõ ràng về lãi suất, cách tính lãi suất, khoản phí phát sinh, phí phạt trả trước hạn/trễ hạn… Điều này sẽ làm hạn chế việc bên cho vay tự ý điều chỉnh lãi suất khoản vay, gây bất lợi cho chính bản thân bạn.

2. Không có mã số kinh doanh đơn vị vay

Hầu hết các đơn vị cho vay uy tín đều sẵn sàng cung cấp mã số kinh doanh công khai. Thông tin này thường được để ở phần liên hệ hoặc cuối trang của website chính thức. Tuy nhiên, phòng trường hợp đơn vị khai khống, bạn nên dành thời gian để tự kiểm tra độ xác thực của thông tin.

Quy trình kiểm tra cụ thể như sau:

  • Bước 2: Hệ thống sẽ cung cấp chi tiết kết quả tra cứu bao gồm ngày bắt đầu hoạt động, đại diện pháp lý, loại hình kinh doanh… của bên cho vay.
  • Bước 3: Dựa trên thông tin bên vay cung cấp, bạn thực hiện đối chiếu với kết quả trên hệ thống.

Lưu ý: Tuyệt đối không tham gia gói vay của những đơn vị không công khai minh bạch mã số kinh doanh.

3. Bắt buộc quyền truy cập vào iCloud, danh bạ, zalo…

Trong quá trình đăng ký, nếu các app yêu cầu quyền truy cập vào tài khoản iCloud, Zalo, danh bạ… thì bạn cần ngay lập tức dừng đăng ký. Bởi, đây sẽ là bắt nguồn cho nhiều vấn đề mà bạn không thể kiểm soát.

Trong trường hợp gặp phải tổ chức lừa đảo, các thông tin quan trọng của bạn có khả năng sẽ bị sử dụng để tống tiền hoặc phục vụ cho các chiêu thức lừa đảo khác. Bên cạnh đó, nếu tới hạn thanh toán, bạn không có khả năng chi trả thì không riêng bạn mà bạn bè, người thân cũng sẽ bị khủng bố tinh thần.

>> Xem thêm: Cách chặn app vay tiền truy cập danh bạ

4. Nhiều đánh giá, bình luận tiêu cực

Những lời hoa mỹ từ các app cho vay chắc chắn sẽ không có giá trị bằng những đánh giá thực tế của người dùng đã sử dụng dịch vụ. Bởi, chỉ khi bản thân trực tiếp trải nghiệm thì mới có thể phát hiện được các bất cập trong quá trình vay vốn.

Do đó, để có được những “cái nhìn” rõ nét nhất về các đơn vị, bạn nên tham khảo qua các đánh giá của người dùng trên phần nhận xét của app hay các bình luận trong các hội nhóm liên quan đến lĩnh vực.

Lưu ý khi vay tiền qua các app online

Nếu có sự am hiểu nhất định thì việc vay tiền qua các app online sẽ là một giải pháp tài chính rất hiệu quả. Để hạn chế tối đa các rắc rối liên quan đến tài chính và pháp lý, bạn nên đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề dưới đây.

  • Chọn app vay tiền uy tín hợp pháp

Kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến app vay tiền, bao gồm điểm tín nhiệm, thông tin cá nhân – tổ chức đứng sau, giấy phép kinh doanh, đánh giá từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ… Các bạn có thể tham khảo các app vay uy tín như Doctor Đồng, MoneyCat, Senmo, ATM Online,…

  • Không vay tại các app yêu cầu truy cập iCloud

Đây là một phương thức lừa đảo mới không chỉ có thể khiến thông tin cá nhân bị lộ ra ngoài, mà còn có thể gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của bạn bè, người thân.

luu y khi vay tien online

  • Nắm rõ cách tính lãi suất

Theo dõi sát sao lãi suất thực tế và lãi suất được ghi trong hợp đồng, xác định cách tính lãi suất được áp dụng (dựa trên dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần). Nhất định phải tố cáo với công an ngay nếu phát hiện các app đơn phương thay đổi lãi suất.

  • Đọc kỹ hợp đồng trước khi ký kết

Bạn cần xem xét kỹ lưỡng hạn mức, lãi suất, kỳ hạn vay, các khoản phí phát sinh… trong hợp đồng. Nếu đơn vị cho vay không công khai minh bạch dù chỉ 1 thông tin liên quan thì không nên hợp tác.

  • Lưu trữ hợp đồng hoặc các giấy tờ liên quan

Lưu trữ toàn bộ giấy tờ liên quan đến gói vay là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp phát sinh vấn đề, bạn có thể dựa trên những giấy tờ này để đối chiếu và bảo vệ quyền lợi của bản thân, đáp ứng các yêu cầu thu thập bằng chứng từ phía cơ quan chức năng.

  • Nhờ cơ quan chức năng can thiệp hỗ trợ

Khi có dấu hiệu lừa đảo cần nhanh chóng liên hệ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân hay cơ quan chức năng, cơ quan ban ngành chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng.

Kết luận

Việc cập nhật danh sách những app vay tiền bị bắt là việc hết sức cần thiết để bạn không rơi vào những app lừa đảo này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức căn bản để tự phân tích và đánh giá độ uy tín của các bên cho vay.

Đừng quên chia sẻ danh sách những app vay tiền bị bắt cho bạn bè, người thân để mọi người cùng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình nhé!

Bài viết liên quan

App vay tiền truy cập danh bạ làm gì? Cách chặn nhanh nhất?
Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Cách đối phó?
“Bỏ túi” 5+ cách thoát khỏi App vay tiền dứt điểm nhanh nhất
Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Giải pháp tốt nhất?